Mới đây, Hội KHKT Đúc – Luyện kim tp. Đà Nẵng đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Tham dự Đại hội có lãnh đạo Hội KHKT Đúc – Luyện kim Việt Nam, lãnh đạo Liên hiệp các Hội KH&KT tp. Đà Nẵng, lãnh đạo một số Hội và đại diện một số sở ngành liên quan của thành phố Đà Nẵng.
Thưa TSKH Nghiêm Vũ Khải, P. Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT VN
Thưa Ngài Hasegawa Keiichi, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Học viện Nhật ngữ EHLE Osaka.
Thưa các quý vị đại biểu và các doanh nhân Nhật Bản và Việt Nam.
Thưa các Nhà giáo và các các em sinh viên thân mến!
ĐNO - Chiều 19-10, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp Học viện Nhật ngữ EHLE Osaka (Nhật Bản) tổ chức chương trình “Gặp gỡ tài năng và doanh nghiệp toàn cầu 2019” tại thành phố Đà Nẵng.
Chiều 19-10, tại Đà Nẵng, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Học viện EHLE Nhật Bản tổ chức sự kiện 'Gặp gỡ tài năng & doanh nghiệp toàn cầu năm 2019'
Chiều 18/10, gần 100 doanh nghiệp thuộc Liên đoàn kinh tế vùng Kansai (Nhật Bản) nhân dịp đoàn đến tham dự sự kiện “Gặp gỡ tài năng và doanh nghiệp toàn cầu 2019” diễn ra vào ngày 19/10 tại TP. Đà Nẵng), Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đặng Việt Dũng tiếp đoàn.
Sau khi phát động Cuộc thi lần thứ 15 vào tháng 10/2018, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng đã chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục Đào tạo, Thành Đoàn Đà Nẵng tiến hành khảo sát, vận động, hỗ trợ các em học sinh các cấp 1, 2 và 3 trên địa bàn thành phố có đề tài thuộc 5 lĩnh vực dự thi theo thể lệ, tham gia Cuộc thi. Đến hết ngày 20/7/2019, Ban Tổ chức Cuộc thi thành phố đã tiếp nhận, chấm sơ khảo, chọn lựa được 38 đề tài (23 phần mềm và 15 mô hình) gửi ra Quỹ Vifotec dự thi. Kết quả Đà Nẵng đoạt được 4 giải trên tổng số 106 đề tài đoạt giải của toàn quốc, bao gồm 2 giải Ba, 2 giải Khuyến khích.
Lễ tổng kết và trao giải được tổ chức tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội vào hồi 20 giờ ngày 4/11/2019, chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV 2 - Đài truyền hình Việt Nam.
Phát triển Du lịch: Nếu ô nhiễm, làm mất môi trường sinh thái, du khách có đến với chúng ta hay không?
(Toquoc.vn) - "Du khách đến với Đà Nẵng, với Việt Nam vì sự hoang sơ, vì đa dạng sinh học và tự nhiên. Nếu chúng ta làm ô nhiễm, làm mất môi trường sinh thái, họ có còn đến với chúng ta hay không?" Đó là chia sẻ của ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng tại Hội thảo “Lập kế hoạch chiến lược phát triển ngành du lịch tại TP Đà Nẵng” vừa mới tổ chức tại Đà Nẵng.
Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP Đà Nẵng tổ chức với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các Sở, Ban ngành và các trường Đại học liên quan đến ngành du lịch trên địa bàn TP như Sở Du lịch, Sở Kế hoạch Đầu tư, Đại học Duy Tân, Cao đẳng nghề Việt Úc...
Một góc Đà Nẵng. Ảnh: Khánh Linh
Ông Vinh mở đầu bài trình bày với câu đùa hóm hỉnh: “Mới đến đầu hè mà Đà Nẵng đã có vẻ "nóng" lên rất nhiều, đặc biệt với lượng khách du lịch đến với TP. Chỉ vài tháng nữa Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng sẽ đi vào hoạt động và đón hàng ngàn khách du lịch, đặc biệt tuần lễ cấp cao APEC 2017 sẽ được tổ chức tại đây. Tốc độ phát triển của du lịch Đà Nẵng đã đặt áp lực lên sân bay quốc tế Đà Nẵng phải tức tốc cải thiện sân bay để đón khách du lịch”.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng phân tích: Số lượng phòng của Đà Nẵng hiện nay đạt 21.000 phòng, tương đương với việc chúng ta có thể đón đến 10 triệu khách. Tuy nhiên, theo số liệu của Sở Du lịch Đà Nẵng thì hiện nay chúng ta chỉ mới đón 5 triệu khách, tức mới chỉ đạt 40% hiệu suất.
Sắp tới, hàng loạt khách sạn đi vào hoạt động, cùng với lượng phòng căn hộ - khách sạn (condotel) vừa cho thuê vừa kinh doanh dịch vụ lưu trú, lượng phòng ốc sẽ bị cung vượt cầu.
Ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng trình bày tại Hội thảo. Ảnh: K.L
Ông Vinh nhấn mạnh vào vấn đề giảm chất lượng môi trường khi phát triển du lịch ở Đà Nẵng rằng chúng ta phát triển du lịch quá nóng, dẫn đến áp lực phá hủy môi trường. Ngay lập tức chúng ta phải bắt tay vào bảo vệ môi trường tự nhiên, nâng cấp và cải tạo hệ thống nước thải và giữ gìn báu vật Sơn Trà.
“Các quý vị lãnh đạo ngồi đây, các thầy cô ở các trường du lịch, các vị có tự hỏi mình tại sao du khách đến với chúng ta hay không? Du khách đến với Đà Nẵng, với Việt Nam vì sự hoang sơ, vì đa dạng sinh học và tự nhiên. Nếu chúng ta làm ô nhiễm, làm mất môi trường sinh thái, họ có còn đến với chúng ta hay không? Đó là bài học của Pattaya (Thái Lan), khi pha tạp, khi ô nhiễm, du khách bỏ đi, họ chọn Phukhet thay vì Pataya. Vậy chìa khóa của ngành du lịch là gì? Là phải phát triển du lịch dựa vào sự thân thiện với môi trường", ông Vinh nhấn mạnh.
Nói rồi, ông Vinh chia sẻ hai hình ảnh đối lập của bán đảo Sơn Trà trước và sau khi có công bố về quy hoạch phát triển du lịch, trong đó một hình ảnh Sơn Trà xanh mát và có các gia đình Vọoc chà vá chân nâu đang vô tư vui đùa và một tấm hình Sơn Trà bị khai thác trơ đất đá.
Môi trường sống của loài Voọc quý hiếm trên bán đảo Sơn Trà đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ảnh: Trần Dự Đáo
Ông đặt câu hỏi với các vị lãnh đạo: “Con chúng ta sẽ hỏi chúng ta, vào tháng 3 năm 2017, ba đã làm gì mà để người ta phá nát Sơn Trà như thế này? Các thầy cô cũng sẽ cần phải nói với sinh viên của mình, phải phát triển du lịch gắn liền với giữ gìn những vẻ đẹp của tự nhiên, sinh thái như thế này?”.
Lo ngại "viên ngọc quý" và là "lá phổi xanh" của TP là bán đảo Sơn Trà bị "băm nát", Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng trăn trở: “Vừa rồi ngành du lịch công bố quy hoạch phát triển du lịch trong thời gian tới, và tôi cùng với nhiều quý vị ở đây có thể cảm thấy rất buồn khi mục tiêu của chúng ta là xây thêm những resort ở trên đỉnh Sơn Trà với số lượng là 1.600 phòng. Thật đáng ngạc nhiên. Xây 1.600 phòng trên đỉnh Sơn Trà, chúng ta đâu có cần thêm phòng? Như tôi nói ở trên, chúng ta chỉ mới đạt được 40% hiệu suất phòng cơ mà? Có cần thiết như thế không, khi mà phá hủy cả cái sinh thái quý giá của Sơn Trà?”.
Cuối cùng, ông Vinh yêu cầu, chúng ta cần tập trung bảo vệ môi trường biển, nâng cấp và cải tạo hệ thống nước thải, bảo tồn bán đảo Sơn Trà – báu vật du lịch Đà Nẵng, trong đó tập trung xây dựng các quy chế nghiêm ngặt bảo vệ bán đảo Sơn Trà để giữ đa dạng sinh học, xây dựng quy hoạch tổng thể Sơn Trà và đầu tư có trọng điểm cho sản phẩm du lịch sinh thái, xây dựng và đưa Vọoc chà vá chân nâu thành biểu tượng linh vật của TP Đà Nẵng, thận trọng trong việc cấp phép đầu tư các dự án bê tông hóa Sơn Trà, xâm hại rừng tự nhiên./.