Mới đây, Hội KHKT Đúc – Luyện kim tp. Đà Nẵng đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Tham dự Đại hội có lãnh đạo Hội KHKT Đúc – Luyện kim Việt Nam, lãnh đạo Liên hiệp các Hội KH&KT tp. Đà Nẵng, lãnh đạo một số Hội và đại diện một số sở ngành liên quan của thành phố Đà Nẵng.
Thưa TSKH Nghiêm Vũ Khải, P. Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT VN
Thưa Ngài Hasegawa Keiichi, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Học viện Nhật ngữ EHLE Osaka.
Thưa các quý vị đại biểu và các doanh nhân Nhật Bản và Việt Nam.
Thưa các Nhà giáo và các các em sinh viên thân mến!
ĐNO - Chiều 19-10, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp Học viện Nhật ngữ EHLE Osaka (Nhật Bản) tổ chức chương trình “Gặp gỡ tài năng và doanh nghiệp toàn cầu 2019” tại thành phố Đà Nẵng.
Chiều 19-10, tại Đà Nẵng, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Học viện EHLE Nhật Bản tổ chức sự kiện 'Gặp gỡ tài năng & doanh nghiệp toàn cầu năm 2019'
Chiều 18/10, gần 100 doanh nghiệp thuộc Liên đoàn kinh tế vùng Kansai (Nhật Bản) nhân dịp đoàn đến tham dự sự kiện “Gặp gỡ tài năng và doanh nghiệp toàn cầu 2019” diễn ra vào ngày 19/10 tại TP. Đà Nẵng), Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đặng Việt Dũng tiếp đoàn.
Sau khi phát động Cuộc thi lần thứ 15 vào tháng 10/2018, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng đã chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục Đào tạo, Thành Đoàn Đà Nẵng tiến hành khảo sát, vận động, hỗ trợ các em học sinh các cấp 1, 2 và 3 trên địa bàn thành phố có đề tài thuộc 5 lĩnh vực dự thi theo thể lệ, tham gia Cuộc thi. Đến hết ngày 20/7/2019, Ban Tổ chức Cuộc thi thành phố đã tiếp nhận, chấm sơ khảo, chọn lựa được 38 đề tài (23 phần mềm và 15 mô hình) gửi ra Quỹ Vifotec dự thi. Kết quả Đà Nẵng đoạt được 4 giải trên tổng số 106 đề tài đoạt giải của toàn quốc, bao gồm 2 giải Ba, 2 giải Khuyến khích.
Lễ tổng kết và trao giải được tổ chức tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội vào hồi 20 giờ ngày 4/11/2019, chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV 2 - Đài truyền hình Việt Nam.
Đề xuất cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Sáng 18-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm “Giáo dục Đại học Đà Nẵng góp phần thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24 tháng 1 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với sự chủ trì của GS, TSKH Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nguồn baodanang.vn) Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Võ Công Trí, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đặng Việt Dũng.
GS, TSKH Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tọa đàm
Tại tọa đàm, đại diện các sở, ngành, các trường đại học tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp và cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học-công nghệ, để thành phố Đà Nẵng đạt được những mục tiêu định hướng trong Nghị quyết 43-NQ/TW là phát triển thành phố theo hướng đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh; đưa Đà Nẵng thành trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Võ Công Trí khái quát những thành tựu của Đà Nẵng sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời nêu rõ những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế, yếu kém đã trở thành cản lực đối với sự phát triển của thành phố.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Võ Công Trí phát biểu tại buổi tọa đàm
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Võ Công Trí cho biết việc ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) đã giải quyết được yêu cầu bức thiết của Đà Nẵng. Đây là nghị quyết rất quan trọng và có ý nghĩa lịch sử, định hướng lâu dài, đặt nền tảng và động lực cho sự phát triển của thành phố. Nghị quyết là sự động viên lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, đồng thời thể hiện sự kỳ vọng lớn của Trung ương đối với sự phát triển của Đà Nẵng trong thời kỳ mới.
Với nghị quyết này, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị của Đà Nẵng; trong đó có các cơ quan, ban, ngành cũng như các cơ sở đào tạo… Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên cũng như của cả nước, Đại học Đà Nẵng được Thành ủy xác định là đơn vị có trọng trách to lớn, chủ yếu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Võ Công Trí đánh giá cao tinh thần chủ động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng với các sở, ban ngành trong việc tổ chức buổi tọa đàm. Đây là tọa đàm hết sức quan trọng, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động của các sở, ban, ngành và các cơ sở giáo dục, đóng góp vào sự phát triển của thành phố theo định hướng của Nghị quyết 43-NQ/TW.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đặng Việt Dũng phát biểu tại buổi tọa đàm
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đặng Việt Dũng đánh giá cao những nỗ lực của các sở, ban, ngành, các cơ sở giáo dục trong thời gian qua đã làm đúng hướng, có cách làm cụ thể để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn của thành phố; trong đó phát triển công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp và công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đặng Việt Dũng cũng nêu rõ sự liên kết giữa các trường đại học tại Đà Nẵng chưa mạnh mẽ, cần nhanh chóng lập ra một tổ chức để phối hợp, phát huy thế mạnh của từng trường, hỗ trợ nhau để đem lại hiệu quả cao nhất trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo sức mạnh thương hiệu, là lực lượng tri thức của Đà Nẵng, tham gia hỗ trợ cho thành phố; đồng thời đề nghị các sở, ban, ngành cần tổ chức những buổi hội thảo sâu hơn, chất lượng hơn, tạo điều kiện cho các trường có cơ hội tham vấn để đưa ra mục tiêu, giải pháp phù hợp cho công tác đào tạo.
Phát biểu kết luận tọa đàm, GS, TSKH Bùi Văn Ga cho rằng, để đào tạo nhân lực chất lượng cao, cần thực hiện đổi mới mục tiêu: đào tạo người tự tạo ra việc làm thay vì đào tạo người tìm kiếm việc làm có sẵn; cần thay đổi quan điểm đào tạo ra phải làm được việc ngay (việc có sẵn) mà hướng tới việc đào tạo ra những người tạo ra công việc mới, chưa có trong hiện tại. Trong đổi mới chương trình đào tạo, cần tập trung trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu; đổi mới phương pháp đào tạo cần chuyển từ việc cung cấp kiến thức sang hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
GS, TSKH Bùi Văn Ga cũng chỉ ra những mục tiêu trong thời gian tới của các trường đại học là đào tạo những con người mà robot không thể cạnh tranh. Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường đại học cần phải phối hợp, liên kết chặt chẽ; giáo dục phổ thông không thể tách rời giáo dục đại học; đẩy mạnh tiếp cận giáo dục STEM (khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học) ở các trường phổ thông và tăng cường nâng cao chất lượng ngoại ngữ cho học sinh.