Từ khi đưa vào khai thác từ năm 2004 đến nay, đoạn tuyến đường Lò Xo đã xẩy ra nhiều vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng. Theo thống kê, tính từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2018 trên đoạn tuyến đã xẩy ra 192 vụ tai nạn giao thông, làm chế 65 người, bị thương 333 người.
Việc ký kết, triển khai các FTA thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức với các quốc gia thành viên. Đó là những cơ hội và thách thức xung quanh việc mở rộng thị trường thương mại, đầu tư, lao động... đi liền với cạnh tranh gia tăng; đó là cơ hội và thách thức trong việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống quản trị quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh thể chế, môi trường kinh doanh... Các cơ hội và thách thức đan xen và chuyển hóa nhau, chúng phụ thuộc vào trình độ phát triển, sự năng động và chủ động hội nhập trong tham gia các FTA của các quốc gia thành viên.
Sáng ngày 18/11/2020, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành Đoàn, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo Kỹ thuật (Hội thi) thành phố Đà Nẵng lần thứ 15, Giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Giải thưởng) năm 2019, Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng (Cuộc thi) năm 2019.
Với mục tiêu tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo trong ngành năng lượng tái tạo, cũng như nâng cao nhận thức và phát huy sáng tạo của người trẻ về phát triển bền vững, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và New Energy NEXUS Việt Nam đã quyết định tổ chức Chương trình. Sáng kiến Năng lượng Bền vững 2020 - Cuộc thi ý tưởng đầu tiên về năng lượng tái tạo dành cho
sinh viên toàn quốc.
Sáng ngày 10 tháng 9 năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng (Sở KHCN) và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng (Liên hiệp hội Đà Nẵng) tổ chức Hội nghị để trao đổi, thống nhất và ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2020 – 2025.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã có nhận xét là người Việt giàu trực giác hơn lý luận, sáng tạo ít, nhưng bắt chước thì tài. Khi học tập cái mới của nền văn hóa khác hay thiên về bắt chước cái vỏ hình thức bên ngoài nhưng lại thiếu sự tìm hiểu chiều sâu bên trong. Khoa học và việc nghiên cứu khoa học là cái vốn chưa từng có trong văn hóa truyền thống. Nó được du nhập từ văn hóa phương Tây vào vì được xem là phương tiện cần có để thực hiện công nghiệp hóa, nhưng chưa được nghiên cứu tường tận.
Việt Nam lần đầu giải mã hoàn chỉnh hệ gen cây lúa (Theo vusta.vn)
(Ảnh minh họa: Hồ Cầu/TTXVN)
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu giải mã gen một số giống lúa bản địa của Việt Nam với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp. “Giải mã genome một số giống lúa bản địa của Việt Nam” là Dự án trong khuôn khổ Chương trình hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Sự sống và Công nghệ sinh học của Vương quốc Anh. Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao nhiệm vụ nghiên cứu cho Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam. Nhóm các nhà khoa học Việt Nam đến từ các viện nghiên cứu về lúa đã hợp tác với các nhà khoa học của Vương quốc Anh tiến hành giải mã gien 36 giống lúa bản địa của Việt Nam. Dự án được thực hiện trong thời gian 30 tháng, từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2013. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam giải mã hoàn chỉnh hệ gen đầy đủ của một loại thực vật bậc cao rất quan trọng là cây lúa. Việc giải mã hoàn chỉnh hệ gen của cây lúa đã mở ra hướng nghiên cứu mới về genome học và ứng dụng tin sinh học để khai thác trình tự genome giúp các viện nghiên cứu, trường đại học và các nhà chọn giống sử dụng trong các nghiên cứu về bảo tổn nguồn gen, xác định chức năng gen cũng như chọn tạo giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh và điều kiện bất lợi sinh học và phi sinh học. “Thông qua dự án hợp tác này, các nhà khoa học Việt Nam đã tiếp cận với các phương pháp giải mã genome tiên tiến, các thiết bị hiện đại nhất thế giới, từ đó tiến tới chủ động giải trình tự, xây dựng các trình duyệt genome, tạo lập cơ sở dữ liệu genome đầy đủ của các giống lúa Việt Nam,” Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhấn mạnh. Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho biết, cùng với Vương quốc Anh, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ hỗ trợ nhóm các nhà khoa học Việt Nam hợp tác với các nhà khoa học của Anh tiếp tục giải mã những giống lúa có các đặc tính quan trọng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa, tiến tới xây dựng Phòng thí nghiệm quốc gia về phân tích genome cho lúa và các cây trồng khác của Việt Nam. Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam Antony Stokes đánh giá cao kết quả hợp tác chương trình về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh mà điển hình là Dự án “Giải mã genome một số giống lúa bản địa của Việt Nam.” Sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác tốt đẹp đã được nhân dân hai nước vun đắp trong suốt chiều dài 40 năm qua. “Cá nhân tôi rất tự hào vì nước Anh đã có những đóng góp nhỏ bé vào thành công của Dự án. Trong thời gian tới, các nhà khoa học của Vương quốc Anh sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2 của Dự án 'Giải mã genome một số giống lúa bản địa của Việt Nam',” Đại sứ Antony Stokes khẳng định. Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cho biết, giai đoạn 2 của Dự án sẽ tiếp tục giải mã bộ gen của 600 giống lúa; khai thác sử dụng dữ liệu đã có, đào tạo nhân lực tiến tới làm chủ hoàn toàn việc giải mã, khai thác, sử dụng công cụ genome trong chọn tạo giống cây trồng…