Từ khi đưa vào khai thác từ năm 2004 đến nay, đoạn tuyến đường Lò Xo đã xẩy ra nhiều vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng. Theo thống kê, tính từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2018 trên đoạn tuyến đã xẩy ra 192 vụ tai nạn giao thông, làm chế 65 người, bị thương 333 người.
Việc ký kết, triển khai các FTA thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức với các quốc gia thành viên. Đó là những cơ hội và thách thức xung quanh việc mở rộng thị trường thương mại, đầu tư, lao động... đi liền với cạnh tranh gia tăng; đó là cơ hội và thách thức trong việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống quản trị quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh thể chế, môi trường kinh doanh... Các cơ hội và thách thức đan xen và chuyển hóa nhau, chúng phụ thuộc vào trình độ phát triển, sự năng động và chủ động hội nhập trong tham gia các FTA của các quốc gia thành viên.
Sáng ngày 18/11/2020, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành Đoàn, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo Kỹ thuật (Hội thi) thành phố Đà Nẵng lần thứ 15, Giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Giải thưởng) năm 2019, Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng (Cuộc thi) năm 2019.
Với mục tiêu tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo trong ngành năng lượng tái tạo, cũng như nâng cao nhận thức và phát huy sáng tạo của người trẻ về phát triển bền vững, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và New Energy NEXUS Việt Nam đã quyết định tổ chức Chương trình. Sáng kiến Năng lượng Bền vững 2020 - Cuộc thi ý tưởng đầu tiên về năng lượng tái tạo dành cho
sinh viên toàn quốc.
Sáng ngày 10 tháng 9 năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng (Sở KHCN) và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng (Liên hiệp hội Đà Nẵng) tổ chức Hội nghị để trao đổi, thống nhất và ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2020 – 2025.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã có nhận xét là người Việt giàu trực giác hơn lý luận, sáng tạo ít, nhưng bắt chước thì tài. Khi học tập cái mới của nền văn hóa khác hay thiên về bắt chước cái vỏ hình thức bên ngoài nhưng lại thiếu sự tìm hiểu chiều sâu bên trong. Khoa học và việc nghiên cứu khoa học là cái vốn chưa từng có trong văn hóa truyền thống. Nó được du nhập từ văn hóa phương Tây vào vì được xem là phương tiện cần có để thực hiện công nghiệp hóa, nhưng chưa được nghiên cứu tường tận.
Hội thảo khoa học quốc tế Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở khu vực miền Trung & Tây nguyên lần thứ II năm 2019
Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Đà Nẵng (DANUSTA) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn ĐDSH Nước Việt Xanh (GreenViet), Trung tâm Con người & Thiên nhiên (PanNature) và Nhóm Nghiên cứu – Giảng dạy “Môi trường & tài nguyên sinh vật” Đại học Đà Nẵng (DN-EBR) tổ chức, với chủ đề của năm 2019 là: “Đồng quản lý Tài nguyên thiên nhiên - Những mô hình tốt và đề xuất chính sách”. Mới đây, tại khách sạn Saigontourane Đà Nẵng đã khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở khu vực miền Trung & Tây nguyên lần thứ II năm 2019 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.Đà Nẵng (DANUSTA) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn ĐDSH Nước Việt Xanh (GreenViet), Trung tâm Con người & Thiên nhiên (PanNature), và Nhóm Nghiên cứu – Giảng dạy “Môi trường & tài nguyên sinh vật” Đại học Đà Nẵng (DN-EBR), tổ chức với chủ đề: “Đồng quản lý Tài nguyên thiên nhiên - Những mô hình tốt và đề xuất chính sách”. Tham dự Hội thảo có GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Lê Minh Trung, Thành ủy viên - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.Đà Nẵng, ông Trần Văn Tân, Tỉnh ủy viên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, PGS.TS Miki Yoshizumi, Đại học Ritsưmeikan, Nhật Bản, PGS.TS Yoshika Yamamoto, Đại học St. Agnes, Nhật Bản, Bà Sophoan Phean, Quản lý chương trình Con người và Môi trường vùng Sông Mê Kông của Tổ chức Oxfam, bà Usuda Reiko, Hội Hữu Nghị Việt - Nhật cùng với sự tham gia của hơn 150 đại biểu là lãnh đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện của thành phố Đà Nẵng, các tổ chức xã hội, trường đại học, doanh nghiệp, các chủ rừng, cộng đồng dân cư và các nhà khoa học trên địa bàn thành phố và các tỉnh, thành trên cả nước. Hội thảo nhằm tạo ra diễn đàn cho cộng đồng và các tổ chức xã hội chia sẻ những mô hình, bài học tốt về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở khu vực miền Trung và Tây nguyên; Nêu lên vai trò quan trọng của người dân trong giám sát quản trị tài nguyên thiên nhiên; Chia sẻ thông tin về du lịch sinh thái hướng đến thúc đẩy phát triển bền vững.
Quang cảnh tại hội thảo
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, ông Lê Minh Trung, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng hy vọng qua hội thảo này, với sự tham gia của hơn 150 đại biểu đến từ các lĩnh vực, các tổ chức và các địa bàn khác nhau sẽ mang đến những thông tin quý báu, giúp đúc kết được những bài học về cả lý thuyết lẫn thực tiễn để các tỉnh miền Trung và Tây nguyên vận dụng hiệu quả hơn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, ông cũng cho biết đối với thành phố Đà Nẵng, theo Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn thành xây dựng Đà Nẵng thành đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực Asean; người dân được tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, đặc biệt an toàn trước thiên tai; bảo đảm 100% nước thải nguy được xử lý, phấn đấu độ che phủ rừng đạt khoảng 45%. Trong các giải pháp thực hiện có chú trọng đến công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển bản sắc đặc trưng của đô thị biển - sông – núi và triển khai có hiệu quả Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”, chương trình hành động về thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng… Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày nhiều bài tham luận đáng chú ý và chia sẻ các mô hình bền vững về “Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên” như: “Đồng quản lý rừng ở Việt Nam, những cách tiếp cận và thực tiễn” của ThS. Nguyễn Đức Tố Lưu, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, “Đồng quản lý mặt nước tại hồ Lắk - tỉnh Đắk Lắk” của ThS. Phạm Diệu My thuộc Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD), Mô hình “Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên xung quanh hồ Biwa của Nhật Bản” của PGS.TS Yoshika Yamamoto - Đại học St. Agnes, Nhật Bản, “Nghiên cứu về quản lý du lịch dựa vào cộng đồng trong phát triển bền vững cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Hồng Hà, tỉnh Thừa Thiên Huế của PGS.TS Miki Yoshizumi, Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản, “Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên ở thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW của TS. Đinh Quang Cường, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.Đà Nẵng...